TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 9 NĂM 2020

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng tiếp tục được duy trì ở mức cao, đạt 1,146 tỷ USD. Xấp xỉ tháng 8/2020 và tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

I. XUẤT KHẨU

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 922 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng trước đó và tăng 44,18% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trong 4 tháng qua, nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt, chủ động nguồn nguyên liệu, hấp dẫn nhà đầu tư FDI tăng cao nên hoạt động xuất khẩu G&SPG tiếp tục duy trì mức cao kỷ lục về kim ngạch.

9 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt 8,489 tỷ USD, tăng tới 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,395 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 75,33% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Như vậy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đang ngày tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG. Trong 9 tháng năm 2020, hoạt động xuất khẩu G&SPG đang đứng 6 về kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 – 2020 

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 486 triệu USD, giảm nhẹ 1,4% so với tháng trước đó và tăng 25,43% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 458 triệu USD, giảm 2,07 so với tháng 8/2020. 9 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 3,241tỷ USD, tăng 7,28% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối FDI và chiếm 40,78% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn nghành. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,462 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Chiếm 93,51% kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDI và chiếm 50,68% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG hầu hết các thị trường chủ lực đều tiếp tục duy trì ổn định tại mức rất cao. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Malaysia, Đức và Thái Lan tăng rất mạnh, lần lượt tăng 9,03%; 21,03%; 24,83% và tăng 38,57% so với tháng trước đó Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Pháp lại giảm nhẹ trở lại so với tháng 8/2020.

9 tháng năm 2020, Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 56% kim ngạch và cũng là thị trường đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực, đạt 4,757 tỷ USD, tăng 30,39% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc, Canada và Thái Lan cũng tăng trưởng khá tốt. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Nhật Bản giảm nhẹ và giảm mạnh tại thị trường Anh giảm 31,68% và Pháp giảm 14,58% so với cùng kỳ năm 2019.

Biểu đồ 2: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 9/2020

Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong tháng 9 năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

II. NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 9/2020 giảm nhẹ trở lại, đạt 220 triệu USD, giảm 2,7% so với tháng trước đó và tăng 10,68% so với cùng kỳ năm 2019 – 9 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,764 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. – Tính đến hết tháng 9/2020, Việt Nam đã xuất siêu 6,725 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng từ năm 2017 – 2020
(ĐVT: Triệu USD) 

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 9/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 72 triệu USD, tăng 21,95% so với tháng trước đó và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 – 9 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 539 triệu USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 30,55% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của toàn ngành. Trong khoảng thời gian trên, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu gần 3,461 tỷ USD.
Thị trường nhập khẩu
Tháng 9/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 3 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Thái Lan và Newzealand tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 24,98%; 35,40% và tăng 40,92% so với tháng 8/2020. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 3 thị trường Pháp, Nga, Congo lại giảm rất mạnh, lần lượt giảm 26,07%; 21,01% và giảm 52,84% so với tháng trước đó. 9 tháng năm 2020, Trung Quốc liên tục duy trì là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam và cũng là thị trường đạt mức tăng trưởng rất cao, đạt 555 triệu USD, tăng 29,25% và chiếm tới 31% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG. Mặt dù chỉ đứng thứ 5 về kim ngạch cung ứng G&SPG cho Việt Nam, nhưng thị trường Nga đạt mức tăng trưởng cao nhất, đạt 45,7 triệu USD, tăng tới 115,47% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ một số thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Pháp, Newzealand, và Chile lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Chilen giảm tới 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 9/2020

Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 9 tháng năm 2020

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2020
(ĐVT: 1,000 USD)

(*không thống kê, Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải quan)

Nguồn: Gỗ Việt, số 127, tháng 10 năm 2020