Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11 giảm nhẹ trở lại, đạt 1,236 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng tới 20% so với cùng kỳ năm 2019.
I. XUẤT KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11 giảm nhẹ trở lại, đạt 1,236 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng tới 20% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,005 tỷ USD, giảm 4,8% với tháng 10/2020 và tăng 33,16% so với cùng kỳ năm ngoái. 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam 11,023 tỷ USD, tăng 15,6% với cùng kỳ năm ngoái – được coi là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,847 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành. Trong 15 ngày đầu tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt gần 618 triệu USD, tăng 20% so với 15 ngày đầu tháng 11/2020.
Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 – 2020
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tháng 11/2020, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành giảm nhẹ nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên nhẹ, đạt 696 triệu USD, tăng 8,89% so với tháng 10/2020 và tăng tới 59,87% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 647 triệu USD, tăng 7,58% so với tháng trước đó và tăng 55,91% so với tháng 11/2019. 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 5,395 tỷ USD, tăng 27,93% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 48,94% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn của toàn ngành.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm trở lại so với tháng trước đó: Hoa Kỳ giảm 3,12%; Nhật Bản giảm 0,91%; Hàn Quốc giảm 5,25%. Và giảm mạnh tại các thị trường Châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Ngược lại, thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng cao, đạt trên 90 triệu USD, tăng 13,04% so với tháng trước đó. 11 tháng năm 2020, Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 58% kim ngạch và cũng là thị trường đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực, đạt 6,369 tỷ USD, tăng 34,56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong tháng 11 năm 2020
(ĐVT: 1.000 USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Ba thị trường đứng phía sau Hoa Kỳ là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì ổn định so với cùng kỳ năm 2019. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang 2 thị trường châu Âu là Anh và Pháp giảm khá mạnh, lần lượt giảm 27,03% và giảm 16,55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 2: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 11/2020
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
II. NHẬP KHẨU
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2020 chững lại sau khi tăng mạnh vào tháng trước đó, đạt 252 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng 10/2020 và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 2,266 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 15 ngày đầu tháng 12/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 156 triệu USD. Tính đến hết tháng 11/2020, Việt Nam đã xuất siêu 8,757 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Doanh nghiệp FDI
Tháng 11/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng rất mạnh, đạt 118 triệu USD, tăng 20,38% so với tháng trước đó và tăng 59,91% so với cùng kỳ năm ngoái. 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 921 triệu USD, tăng 31,55% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 40,63% kim ngạch nhập khẩu G&SPG của toàn ngành. Trong khoảng thời gian trên, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 4,474 tỷ USD.
Thị trường cung ứng
Tháng 11/2020, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 3 thị trường Trung Quốc, Chile, Congo tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 25,43%; tăng 67,34% và tăng tới 43,30% so với tháng trước đó. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường chủ lực như Thái Lan, Brazil và Lào giảm rất mạnh so với tháng 10/2020.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,996 tỷ USD, tăng 28,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Chiếm 92,62% kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDI và chiếm 58,96% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành. 11 tháng năm 2020, Trung Quốc và Thái Lan là thị trường cung ứng chủ lực và đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt tăng 29,19% và tăng 10,50%. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nga cũng tăng rất mạnh, tăng tới 98,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ, Chile, Brazil, Đức và Malaysia lại giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Biểu đồ 3: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2020
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2020
(ĐVT: 1.000 USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Nguồn: (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)