GIỚI THIỆU VỀ VINAFOR ĐÀ NẴNG
Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng, tiền thân là Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Đà Nẵng, cổ phần hóa theo Quyết định số 7013/QĐ/BNN-TCCB ngày 31/12/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn Việt Nam.
Giới thiệu về công ty
– Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR ĐÀ NẴNG
– Tên giao dịch: Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng
– Tên tiếng Anh: Vinafor Danang
– Tên viết tắt: Vinafor Danang
– Biểu tượng (logo):
– Địa chỉ: 1081 Ngô Quyền, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
– Điện thoại: 02363.831.259 Fax: 02363.831.312
– Website: www.vinafordn.com.vn
– Email: vinafordanang@vnn.vn
-Mã số doanh nghiệp: 0400 422 373
Đại diện pháp luật:
– Ông Lê Quốc Khánh – Chủ tịch Hội đồng quản trị
– Ông Nguyễn Đức Huy – Tổng giám đốc
Vốn điều lệ: 20.182.500.000 đồng (bằng chữ : Hai mươi tỷ, một trăm tám mươi hai triệu , năm trăm ngàn đồng chẵn), tương đương 2.018.250 cổ phần (Hai triệu, không trăm mười tám ngàn, hai trăm năm mươi cổ phần), mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 VNĐ (Mười ngàn đồng) Trong đó:
– Tỷ lệ cổ phần của Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần : 10.296.000.000đ (Mười tỷ, hai trăm chín sáu triệu đồng ) chiếm 51%.
– Tỷ lệ cổ phần vốn của người lao động trong Công ty và người ngoài Công ty: 9.886.500.000đ (Chín tỷ tám trăm tám mươi sáu triệu năm trăm ngàn đồng), chiếm 49%.
Ngành nghề kinh doanh:
– Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; các ngành lâm nghiệp khác; Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp ( Chi tiết: Hoạt động xông hơi khử trùng, thiết kế điều tra quy hoạch rừng, tìm và tạo nguồn quỹ đất để trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng, quản lý trồng rừng)
– Chế biến, bảo quản lâm, nông sản, bánh kẹo, thức ăn gia súc v.v…
– Dịch vụ phòng và chống các côn trùng hại người và gia súc, phòng và diệt mối, mọt,hà, mốc; Kinh doanh các loại thuốc trừ sâu, phân bón.
– Kinh doanh , thương mại tổng hợp và xuất nhập khẩu
– Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ( Chi tiết: Bán buôn tre nứa, gỗ cây, gỗ chế biến)
– Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
– Sản xuất bột giấy, giấy và bìa ( Chi tiết: sản xuất dăm giấy)
– Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Chi tiết: Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch)
– Nhà hàng, các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Đại lý du lịch (Chi tiết: Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế)
và các ngành,nghề mà pháp luật không cấm, theo yêu cầu phát triển Công ty và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Italy, Đức, …
Thị trường nhập khẩu chính: Malaysia, Indonesia, Đức, Nga, Lào, Philipin, Hàn Quốc, Braxin, Nam Phi, Papua New Guinea
Cơ cấu tổ chức